Tôi hay bị hồi hộp đánh trống ngực, đó có phải là bị bệnh tim mạch không? Xin cho biết những biểu hiện thường gặp của bệnh tim mạch?

Đặt câu hỏi

Hồi hộp đánh trống ngực là một triệu chứng không đặc hiệu xuất hiện khi có bất thường về nhịp đập của quả tim. Các bất thường về nhịp đập của quả tim như ngoại tâm thu, bỏ nhịp, nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim không đều. Để chẩn đoán chính xác liệu có bất thường về nhịp tim hay không, người bệnh cần được làm điện tim đồ hoặc điện tim đồ ghi trong thời gian 24 giờ. Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng hồi hộp đánh trống ngực như: căng thẳng tâm lý, cường tuyến giáp, tác dụng phụ của một số loại thuốc, bệnh lý động mạch vành, bệnh lý cơ tim hoặc bệnh lý van tim. Đôi khi thầy thuốc không tìm được nguyên nhân gây ra hồi hộp đánh trống ngực, lúc đó cần hỏi xem người bệnh có dùng chất cafein như coffee, chè, cacao, chocolate, soda… hay không, mặt khác cần hỏi về tiền sử sử dụng thuốc như thuốc nhỏ mũi…

Một số biểu hiện thường gặp của bệnh tim mạch được mô tả sau đây:

  • Khó thở: là cảm giác khó khăn khi tiến hành động tác thở. Nếu bạn thấy xuất hiện khó thở không tương xức với mức độ hoạt động thể lực, khó thở xuất hiện đột ngột bạn cần phải đi khám bác sỹ.

  • Đau thắt ngực: bất kì cơn đau nào như bóp nghẹt ở giữa ngực kéo dài hơn hai phút đều có thể là biểu hiện của bệnh lý tim mạch. Ban cần gọi điện cho bác sỹ và đi khám bệnh ngay lập tức.

  • Ngất: một số rối loạn nhịp tim hoặc bệnh lý mạch cảnh… có thể gây ra ngất. Cần cấp cứu người bệnh bị ngất tại chỗ trước khi chuyển người bệnh tới bệnh viện.

  • Phù: thường gặp phù mắt cá chân do các bệnh lý tim mạch. Cần đưa người bệnh đi khám để xác định nguyên nhân gây ra phù chân.

  • Tím tái: là hiện tượng đổi màu phớt xanh của da và niêm mạc do máu không được bão hòa oxy đầy đủ. Tím tái thường thấy ở đầu các ngón tay và quanh môi. Tương tự như phù, tím tái là một dấu hiệu hơn là một triệu chứng của bệnh tim mạch.

  • Đau cách hồi: là một dấu hiệu khá đặc hiệu của bệnh động mạch chi dưới. Người bệnh có biểu hiện mỏi chân và đau hoặc chuột rút khi đi lại, sau khi nghỉ thì đỡ đau chân. Độ dài, quãng đường đi hoặc mức độ đau, thời gian hồi phục phản ánh mức độ nặng nhẹ của bệnh tắc động mạch chi dưới. Cần đưa người bệnh đi khám để điều trị kịp thời.

Viết bình luận
Bình luận
T Duy
15 phút trước
Cũng muốn đi lấy thường xuyên nhưng nói thật là vấn đề vệ sinh dụng cụ y tế ở Việt Nam còn chưa làm mọi người yên tâm thật sự đâu.
M
Medihub - Quản Trị Viên
ADMIN 4 phút trước
Sao mà ko an tâm hả bạn, thế bạn đi bvien chưa? Bạn đong tiền bảo hiểm, 6 tháng vô bvien lấy vôi răng 1 lần, chi phí bảo hiểm lo hết ko tốn xu nào. Mà làm thì kĩ vô cùng hơn mấy phòng khám răng tư nhân gấp 10 lần.
Nguyễn Văn Y
BÁC SĨ 15 phút trước
Chào bạn! Trước kia mìnnh có đi lấy vôi răng vài lần, nhưng gần 10 năm nay không đi nữa nhưng lạ thay răng lại trắng và sạch đẹp hơn lúc trước nhiều. Tự lấy răng ra ngoài đánh nên nó sạch lắm
Phạm Tùng
30 phút trước
Bác sỹ nha khoa lại khuyên tôi dùng chỉ nha khoa sau khi chải răng. vậy ai đúng đây ?